Lịch sử Tiếng Isan

Nhóm ngôn ngữ Thái tại Đông Nam Á mở đầu bằng quá trình nhập cư từ miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam từ 3 thiên niên kỷ trước. Bằng chứng cho những cuộc nhập cư này được truyền lại qua các truyền thuyết của một vị vua (có thể là hư cấu) tên là Khun Borom, ông là hậu duệ của những người định cư đến từ những nơi xa như Assam (nay thuộc Ấn Độ), miền trung Trung Quốc, Hải NamĐông Nam Á chạy trốn khỏi sức ép của những người Hán đi lấn chiếm, hay của quân Nguyên Mông cũng như vì đi tìm những vùng đất vem sông thích hợp cho việc trồng lúa nước.[6]

Tổ tiên của những người Thái hiện đại tại Thái LanLào đã thế chỗ của những người thuộc Ngữ hệ Nam Á và người Negrtos (những người có da ngăm đen) bản địa và lập nên những vương quốc của họ, người Lào tập trung dọc theo thung lũng sông Mê Kông và tổ tiên của các nhà nước của người Xiêm định cư dọc theo thung lũng sông Chao Phraya (sông Mê Nam). Các vương quốc Lào được thống nhất trong Vương quốc Lan Xang năm 1345, và lãnh thổ của vương quốc này bao gồm phần lớn nước Lào và vùng Isan (đông bắc) của Thái Lan ngày nay, cũng như Lannathai và một số lãnh thổ của Trung Quốc ngày nay. Đối thủ Xiêm La đã ép buộc Lạn Xạng phụng sự như một nước chư hầu. Các sức ép của Việt Nam, Xiêm La, Trung QuốcAngkor tiếp sau một cuộc khủng hoảng chính trị đã chia tách Lạn Xạng thành 3 vương quốc để rồi sau đó nhanh chóng bị Xiêm thôn tính. Sau vụ sáp nhập này, trong thế kỷ 1819, những kẻ xâm lược người Xiêm đã nô lệ hóa các ngôi làng, những người bị bắt nhập ngũ trở thành lao động khổ sai hay bắt ép người dân tái định cư tại Isan từ nhưng nơi thịnh vượng hơn tại miền đông vì mục đích định cư và phát triển khu vực này. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của AnhPháp đã khiến Xiêm trở thành vùng đệm, nhưng Xiêm đã mất những vùng lãnh thổ lớn để duy trì nền độc lập của mình, bao gồm cả Isan, nơi đã không thực sự hoàn toàn là lãnh thổ Xiêm cho đến năm 1904[7]. Từ thời điểm này, lịch sử của tiếng Lào tại Lào và Thái Lan bị phân liệt.

Khu vực Isan vẫn còn kém phát triển và chủ yếu là nông thôn. Các chính sách của Thái Lan đã từng được kỳ vọng là sẽ tước bỏ từ người Lào danh tính của họ và đồng hóa họ với người Thái, bao gồm việc đưa tiếng Thái vào trường học, bắt buộc dùng tiếng Thái khi viết trong truyền thông, chính quyền, kinh doanh và giáo dục, tên vùng và tên người dân chuyền từ "Lào" sang "Isan", nghiêm cấm xuất bản bằng chữ Lào; cũng như thành kiến của người ở miền Trung Thái Lan coi người Isan là "người nước ngoài". Sự không có mặt của tiếng Isan trong hầu hết các phương tiện truyền thông đã dẫn tới tỷ lệ cao người sử dụng song ngữ cùng với tiếng Thái, tiếng Lào Isan đã có sự khác biệt nhỏ trong những năm gần đây do sự xâm nhập của cách phát âm, từ vựng và ngữ pháp của tiếng Thái[8]